HỘI CHỨNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU
Hội chứng rối loạn đông máu khiến máu chảy liên tục và khó cầm đối với những người bị bệnh bệnh này. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh rối loạn đông máu và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị.
Rối loạn đông máu là gì?
Hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu được gọi là hội chứng rối loạn đông máu. Có thể do sự thiếu hụt protein trong máu hoặc protein có tồn tại nhưng hoạt động không bình thường khiến máu khó đông.
Các thể của rối loạn đông máu
Thể bệnh của rối loạn đông máu có thể được chia thành 2 nhóm thể sau:
- Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII, chiếm gần 85% các đối tượng bị rối loạn đông máu
- Hemophilia B: thiếu yếu tố IX, chiến gần 14% các đối tượng mắc bệnh
- Hemophilia C thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương (XI)
Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể bạn đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau:
- Nồng độ yếu tố VIII < 1% ở thể nặng
- Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5% ở thể trung bình
- Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30% ở thể nhẹ.
Dấu hiệu của rối loạn đông máu
- Bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật bị chảy máu quá nhiều
- Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng
- Thường xuyên chảy máu cam và kéo dài
- Tình trạng chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể
- Thường xuyên chảy máu răng lợi
- Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân
- Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng
- Máu có trong phân hoặc nước tiểu
- Các khớp bị sưng đau
- Lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt tăng nếu bạn bị rối loạn đông máu. Thường chảy máu kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tuần và xuất hiện những cục máu có đường kính lớn hơn 2,5cm
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở
- Tình trạng nôn mửa xảy ra kèm theo máu
- Xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch gây ra tình trạng suy tĩnh mạch, ở chân, đùi các mạch máu nổi lên chằng chịt
- Người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nếu tình trạng rối loạn đông máu xảy ra ở động mạch;
- Người bệnh bị chứng đau đầu kéo dài
- Các khớp như đầu gối, vai, hông, bắp tay, bắp chân bị đau sưng đột ngột
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu ở phổi thường cảm thấy đau ngực, khó thở
Các xét nghiệm cho hội chứng rối loạn đông máu
Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm đông máu thông thường
Xét nghiệm theo dõi sử dụng thuốc chống đông
Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể
Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu
Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông
Liên hệ tư vấn
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình giám định đảm bảo chặt chẽ cho kết quả chính xác. NovaMed đảm bảo sẽ đem tới những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, chính xác nhất.
Để được tư vấn hoặc đặt lịch, vui lòng gọi hotline: 0815.88.11.55 hoặc nhấn vào đây.
Hoặc liên hệ địa chỉ: Tầng 2 số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội