Vì sao khám thai định kỳ lại quan trọng? Quá trình khám thai định kỳ

Quan tâm tới sức khỏe của thai phụ là điều vô cùng cần thiết. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi. Một quá trình khám thai định kỳ đầy đủ sẽ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường.

1. Tại sao phải khám thai định kỳ?

Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi những ý nghĩa sau:

– Giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai

– Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

– Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định

– Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần. Cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra

Khám định kỳ cho thai phụ
Khám định kỳ cho thai phụ

2. Trong quá trình khám thai định kỳ thì cần lưu ý những vấn đề gì?

Khám thai định kỳ giúp các mẹ có thể theo dõi, nắm rõ sức khỏe của bản thân trong thai kỳ. Từ đó, mẹ có thể phát hiện sớm những bất thường, cùng bác sĩ tìm ra hướng xử lý, giải quyết cho phù hợp.

Cụ thể, một số vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm sẽ được làm rõ trong quá trình khám như:

– Xét nghiệm kiểm tra, đánh giá, phân tích tình trạng sức khỏe của mẹ.

– Xác định thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi và dự báo ngày dự sinh.

– Đánh giá một số bất thường ở thai nhi, nếu có. Bao gồm: Một số dị tật về thần kinh, hàm, …

– Đánh giá, cân nhắc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ dựa trên điều kiện sức khỏe.

Quá trình Khám thai định kỳ cho thai phụ
Khám định kỳ cho thai phụ

3. Quy trình khám thai định kỳ bao gồm những bước nào?

Các bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra từ tổng quát cho tới chi tiết để theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

Tùy vào tuổi thai, mỗi lần khám thai sẽ bao gồm các bước khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các lần khám thai định kỳ đều tuân thủ theo 9 bước cơ bản sau:

3.1. Thăm khám

Quy trình khám thai định kỳ bắt đầu với việc thăm khám. Đây là một bước làm vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong một buổi khám thai. Bởi điều này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được thông tin mẹ bầu, làm cơ sở để đưa ra lời khuyên cho thai . Bước làm này cũng sẽ có sự thay đổi linh hoạt, tùy vào tuần thai đó.

  • Giai đoạn 3 tháng đầu

Lúc này mẹ mới bắt đầu mang thai, do vậy các bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu vào những câu hỏi liên quan đến các thông tin cá nhân của mẹ.

  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Lúc này, em bé đã phát triển hơn, do đó chế độ dinh dưỡng và những dấu hiệu của mẹ là điều mà bác sĩ bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất.

  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Thời điểm này, cả mẹ và bé đều đã đi được một chặng đường dài, và giờ là lúc chuẩn bị cho cuộc sinh.

Quá trình khám thai định kỳ cho thai phụ
Khám định kỳ cho thai phụ

3.2. Kiểm tra tổng quát cho mẹ

Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân cho mẹ. Khám toàn thân bao gồm việc đo các chỉ số cơ thể như: chiều cao, cân nặng, huyết áp,…. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

3.3. Thăm khám sản khoa cho thai phụ

Khám sản khoa là bước quan trọng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng kiểm tra xem mẹ bầu có bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Đồng thời tư vấn cho mẹ bầu biện pháp chữa trị an toàn

3.4. Thực hiện xét nghiệm

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm một số xét nghiệm cần thiết bao gồm: thử máu, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm.

Ở bước khám này, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm một số xét nghiệm cần thiết bao gồm: thử máu, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm (giang mai, HIV,…).

Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định tùy vào các mốc khám thai như: kiểm tra protein niệu, xét nghiệm sàng lọc dị tật cho thai nhi.

3.5. Siêu âm thai

Siêu âm thai là bước khám vô cùng quan trọng, không thể bỏ lỡ trong mỗi buổi khám thai của mẹ bầu. Ở mỗi lần siêu âm thai này, các bác sĩ sẽ kiểm tra được các chỉ số của em bé. Ngoài ra, trong lúc siêu âm thai, bác sĩ sẽ tầm soát được về dị tật ở thai nhi

3.6. Tư vấn tiêm chủng thai kỳ

Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần tiêm phòng uốn ván. Mũi tiêm này giúp bảo vệ thai nhi khỏi trực khuẩn gây nhiễm trùng cấp và tử vong. Đối với những mẹ mang thai lần đầu tiên. Nên thực hiện tiêm mũi 1 uốn ván vào khoảng sau 20 tuần. Mũi 2 sẽ nhắc lại sau một tháng. Lần có thai tiếp theo, mẹ chỉ cần tiêm phòng 1 mũi uốn ván duy nhất.

3.7. Quá trình khám thai định kỳ – Tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thuốc bổ

Trong thời gian mang bầu, các cấu trúc, chức năng cơ thể của em sẽ dần dần được hình thành. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng cần thiết như: axit folic, canxi, sắt, vitamin, DHA,… để làm nền tảng cho em bé phát triển toàn diện.

3.8. Tư vấn sức khỏe

Bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ lên lịch sinh hoạt và nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Xem thêm thông tin khác tạiKhám sàng lọc trước sinh tại NovaMed

Liên hệ với chúng tôi

Để được tư vấn hoặc đặt lịch xét nghiệm ADN tại Phòng xét nghiệm NovaMed vui lòng liên hệ hotline: 0815.88.11.55

Địa điểm tư vấn và thu mẫu của NovaMed
Trụ sở chính
(NovaMed Headquarters)
Địa chỉ:
 Tầng 2 số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội

NovaMed rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Đăng ký xét nghiệm