Một số dị tật sơ sinh phổ biến mà mẹ bầu cần lưu ý

Mang thai là điều thiêng liêng đối với mỗi người mẹ và cũng chính là những bước bắt đầu trong hành trình dài với con yêu. Tuy nhiên di tật thai nhi luôn là nỗi lo cho mẹ nói riêng và gia đình nói chung. Rất nhiều yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở trẻ sơ sinh. Do đó, khi mang thai người phụ nữ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Mẹ bầu nên áp dụng các phương pháp chăm sóc thai kỳ tốt nhất và tránh tiếp xúc với những yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đặc biệt cần chú trọng đến việc khám và sàng lọc di tật thai định kỳ. Dưới đây là thông tin về một số dị tật sơ sinh phổ biến và những lời khuyên chi tiết dành cho các mẹ bầu.

Dị tật sơ sinh phổ biến - Nỗi đau của nhiều gia đình
Dị tật bẩm sinh – Nỗi đau của nhiều gia đình

1. Những đối tượng nào có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh?

Tất cả phụ nữ đều mang nguy cơ sinh ra những em bé mang dị tật. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ cao hơn:

+ Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên).

+ Phụ nữ từng có tiền sử sinh con dị tật, sảy thai nhiều lần.

+ Phụ nữ từng bị nhiễm virus trong những tháng đầu của thai kỳ và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

+ Những trường hợp tiếp xúc nhiều với các loại tia xạ, hóa chất độc hại, khói thuốc lá.

+ Thai phụ có bệnh lý nền, bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Theo những thống kê của Tổng Cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam ghi nhận hơn 40.000 trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật mỗi năm. Trong đó có khoảng 1700 trẻ tử vong do dị tật bẩm sinh.

Hiện nay, với nền y học, khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Các bác sĩ có thể phát hiện sớm dị tật bẩm sinh của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thậm chí có thể phát hiện sớm ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ và quan tâm đến vấn đề sàng lọc trước khi sinh. Trong thời đại mới, phụ nữ cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này trước khi mang thai và trong giai đoạn thai kỳ. Nó là cách theo dõi và bảo vệ con yêu tốt nhất.

2. Một số dị tật sơ sinh thường gặp

Dị tật thai nhi là những bất thường của em bé xuất hiện trong giai đoạn bào thai. Các dị tật bao gồm các vấn đề về hệ thần kinh, đầu, mặt, vùng bụng và hệ xương, chi. Dị tật đa dạng về cả mức độ cũng như khu vực ảnh hưởng.

2.1 Một số dị tật bẩm sinh thường gặp bao gồm:

  • Khe hở môi và khe hở hàm miệng

    Theo thống kê, cứ 500 – 600 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như: di truyền, môi trường, mẹ dùng thuốc hoặc bị nhiễm trùng trong khi mang thai. Dị tật thai nhi này thường được phát hiện ở tuần thứ 21 đến 24.

  • Dị tật tim bẩm sinh

    Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 3.000 trường hợp trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Phần lớn đây đều là ca bệnh nặng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tim mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Quá trình hình thành, phát triển tim và mạch máu lớn diễn ra không bình thường sẽ gây ra dị tật tim bẩm sinh. Khoảng gần 1% trong những đứa trẻ sinh ra còn sống có thể bị mắc dị tật ở tim. Dị tật thai nhi này thường được phát hiện ở tuần thứ 21 đến 24.

  • Hội chứng Down

    Nguyên nhân gây bệnh do thai nhi bị thừa nhiễm sắc thể số 21. Sau khi sinh ra 50% trẻ sẽ kém phát triển về thị giác và thính giác. Mẹ bầu nên kiểm tra dị tật thai nhi từ tuần 12 đến 14.

  • Dị tật bàn chân

    Đây là một trong số các dị tật thai nhi thường gặp nhất. Nguyên nhân là do tư thế thai nhi trong tử cung. Bàn chân của bé bị chèn ép trong tử cung (do thai lớn, tử cung của mẹ hẹp, sinh đôi). Loại dị tật thai nhi này thường được phát hiện khi siêu âm ở tuần thứ 12 đến 14.

Ngoài ra, thai nhi còn có thể gặp một số loại dị tật khác. Có thể kể đến như: dị tật về hộp sọ, khe hở thành bụng, não úng thủy, hở đốt sống, loạn sản xương, ngắn chi. Một số loại dị tật có thể được điều trị ngay từ trong bào thai. Tuy nhiên nếu dị tật nặng chỉ có thể điều trị khi trẻ được sinh ra.

2.2 Lời khuyên từ chuyên gia

Trên đây là một số dị tật sơ sinh thường gặp. Các mẹ bầu hãy áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt cần chú trọng đến việc khám thai và sàng lọc dị tật định kỳ. Mẹ có thể liên hệ tới Tổng đài 0815.88.11.55 để được các bác sĩ của Công ty cổ phần Y học NovaMed giải đáp kỹ hơn về vấn đề này.

Dị tật sơ sinh phổ biến
Khám sàng lọc trước sinh để an toàn cho cả mẹ và bé

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty cổ phần Y học NovaMed
Địa chỉ: Tầng 2 số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: https://novamedjsc.com
Email: novamedjsc@gmail.com
Hotline: 0815.88.11.55

Đăng ký xét nghiệm