Sự thay đổi về điều kiện sống đã khiến số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó việc tầm soát ung thư được xem là phương án hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.
Nguồn gốc hình thành tế bào ung thư
Tất cả bệnh ung thư đều xảy ra do sự đột biến gen: Với một cơ thể bình thường, các tế bào phát triển và phân chia thành các tế bào mới theo nhu cầu của cơ thể. Tế bào già hoặc bị tổn thương sẽ chết đi được thay thế bằng các tế bào mới. Thế nhưng, một số tác nhân đã làm cho DNA thay đổi, kéo theo gen bị đột biến, khiến tế bào tăng sinh mất kiểm soát. Các tế bào này tích tụ và hình thành khối u ác tính.
Tế bào ung thư phát triển thế nào?
Sau khi tế bào ung thư hình thành, chúng phát triển mạnh mẽ và tạo ra khối u. Đó thường là khối u đơn lẻ ở một bộ phận nhất định trong cơ thể con người.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ khối u, các tế bào ung thư có thể lây lan sang các bộ phận bên cạnh. Tiếp theo có thể lây lan tới những cơ quan xa hơn.
Vậy tế bào ung thư di chuyển tới chỗ mới như thế nào và tại sao một vài bộ phận lại thường bị tấn công hơn những phần khác?
Đó là bởi khi các tế bào này phát triển, chúng được phát tán qua 1 trong 3 con đường:
+ Đường phúc mạc: Tế bào ung thư xuyên qua bề mặt bao phủ các khoang trong cơ thể. Những bề mặt này là lớp thanh mạc liên tục và có chức năng che phủ mặt trong thành bụng, bọc các cơ quan nội tạng.
+ Mạch máu: Tế bào ung thư di chuyển theo đường máu. Bởi vì mạch máu có mặt ở tất cả bộ phận nên các tế bào ung thư có thể đi tới khắp nơi trên cơ thể.
+ Hạch bạch huyết: Tế bào ung thư tấn công hạch bạch huyết và di căn qua bạch cầu. Từ đó, tế bào ung thư di chuyển tới những bộ phận khác qua hệ thống bạch cầu.
-
Các giai đoạn của bệnh ung thư
+ Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn sớm, khối u vẫn còn rất nhỏ, chưa lan sang các mô lân cận. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, khả năng chữa khỏi cao. Biện pháp là loại bỏ toàn bộ khối u bằng phẫu thuật.
+ Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này khối u còn nhỏ hoặc khối u xâm lấn vào các mô lân cận. Tế bào ung thư cũng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác.
+ Giai đoạn 2 và 3: Hai giai đoạn này tình trạng gần giống nhau, đó là khối u lớn hơn và đã xâm lấn sâu hơn vào các mô lân cận. Tế bào ung thư cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết, nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
+ Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn di căn, có nghĩa là tế bào ung thư đã xâm lấn một hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đây là ung thư giai đoạn tiến triển.
Việc phát hiện sớm các tế bào bất thường và các tế bào ác tính trong cơ thể sẽ giúp bệnh nhân giảm đáng kể chi phí chữa bệnh và tỷ lệ tử vong.
Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư nhằm phát hiện bệnh ung thư trước khi bệnh gây ra triệu chứng. Tầm soát ung thư có thể được thực hiện thông qua các phương tiện hình ảnh và xét nghiệm, giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường và các tế bào ác tính trong cơ thể.
Tầm soát ung thư quan trọng thế nào?
Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang cao thứ 2 thế giới. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới, số ca tử vong là 82.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73.5%, trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới là 59.7%, ở các quốc gia phát triển là 49.4%, các quốc gia đang phát triển cũng chỉ ở mức 67.9%. Những con số không biết nói dối và nó đang cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam đang rất cao. Nó cũng phản ánh được rằng đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam phát hiện bệnh muộn, khiến các phương pháp điều trị không mang lại kết quả cao.
Do vậy, tất cả mọi người nên chủ động khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư, định kỳ 6-12 tháng một lần. Tầm soát ung thư sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng báo hiệu chưa rõ ràng. Thực tế hiện nay trong số đông người mắc thì chỉ có 1% người nhận ra bệnh, có đến 70% người phát hiện bệnh khi đã quá trễ. Trong khi nếu phát hiện bệnh sớm thì có thể tăng tỷ lệ điều trị thành công lên tới hơn 90%. Ngoài ra, việc lên kế hoạch theo dõi, chăm sóc sức khỏe và định hướng chữa bệnh cũng được thực hiện sớm hơn.
Tầm soát ung thư phát hiện được bệnh gì?
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân xong chủ yếu là do người dân ăn uống thiếu khoa học, sử dụng thực phẩm nấm mốc độc hại, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn ít rau xanh, ít vận động… Cùng đó, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản thực phẩm, môi trường không khí, nguồn nước bị ô nhiễm cũng là những tác nhân gây bệnh.
Đáng báo động là trước đây bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và người già thì ngày nay tỷ lệ thanh niên, trẻ em mắc ung thư đã tăng một cách đáng kể. Trong khi đó, nhận thức của người dân về khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm chưa cao, hầu hết bệnh nhân đến cơ sở điều trị khi bệnh đã đến giai đoạn muộn khiến các phương pháp điều trị chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Khám sức khỏe tổng quát tầm soát ung thư giúp người bệnh dễ phát hiện các triệu chứng bệnh ung thư. Trong đó phổ biến là: Ung thư vú, tuyến giáp, dạ dày, đại trực tràng, buồng trứng, tử cung, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, gan… Các bệnh này ban đầu thường không có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó người dân chủ động tầm soát, duy trì chế độ ăn uống khoa học, thực hiện lối sống lành mạnh.
Các bước khi tầm soát ung thư và các loại xét nghiệm phổ biến
Tùy từng biểu hiện của cơ thể, từng bộ phận mà việc khám tầm soát ung thư sẽ có sự khác biệt. Trước khi tìm hiểu cụ thể Tầm soát ung thư hết bao nhiêu tiền, chúng ta cần nắm rõ các loại xét nghiệm để chẩn đoán ung thư.
Tầm soát ung thư gồm những bước nào?
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là việc làm cơ bản để tầm soát ung thư. Giống với kiểm tra sức khỏe thông thường, trong bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, hỏi thăm và nhận định sức khỏe của bạn. Bạn bị đau ở đâu? Cơ thể có những biểu hiện lạ gì? Đây sẽ là các căn cứ để bác sĩ sắp xếp các loại xét nghiệm phù hợp nhất.
Bước 2: Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản
Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra, xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa …
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ cho thăm dò bằng phương pháp chuẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…
Các xét nghiệm cho một số loại tầm soát ung thư phổ biến
Tùy từng loại biểu hiện, từng loại kiểm tra ung thư mà các xét nghiệm sẽ có sự khác biệt. Do đó, để trả lời cho câu hỏi: tầm soát ung thư hết bao nhiêu tiền, chúng ta cần hiểu rõ các loại xét nghiệm cần làm.
- Tầm soát ung thư vú. Bao gồm siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm CA 15 – 3,…
- Tầm soát ung thư phổi. Bao gồm chụp X-quang lồng ngực. Nếu có khối u, bạn sẽ cần chụp CT để xác định vị trí, xét nghiệm máu,… Maker ung thư phổi: NSE, Cyfra 21-1…
- Tầm soát ung thư vòm họng. Bao gồm Sinh thiết, nội soi vòm họng, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu,…
- Tầm soát ung thư đại tràng. Bao gồm mội soi đại tràng, siêu âm kết hợp chụp CT ổ bụng, xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào,…
- Tầm soát ung thư cổ tử cung. Bao gồm nội soi cổ tử cung, sinh thiết khi cần,…
- Tầm soát ung thư dạ dày. Bao gồm nội soi dạ dày, siêu âm, sinh thiết tế bào, chụp X-quang hoặc cắt lớp trong trường hợp phát hiện khối u. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm máu.
- Tầm soát ung thư gan. Với ung thư gan, bạn cần làm một loại xét nghiệm riêng biệt gọi là AFP. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được chỉ định làm một số loại xét nghiệm khác như X-quang, siêu âm …
Địa chỉ khám tầm soát ung thư uy tín?
NovaMed sở hữu hệ thống máy móc tiên tiến của thế giới, cùng đội ngũ kỹ sư, bác sỹ về di truyền học nhiều năm kinh nghiệm. Điều này sẽ đem tới cho khách hàng các thông tin tư vấn hữu ích cùng kết quả được đảm bảo chính xác.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Công ty cổ phần Y học NovaMed
Địa chỉ: Tầng 2 số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: http://novamedsjc.com
Email: novamedjsc@gmail.com
Hotline: 0815881155