Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Tuy nhiên có nhiều triệu chứng khá là khó nhận biết của căn bệnh này. Hãy cùng NovaMed tìm hiểu 6 triệu chứng khó nhận biết của ung thư cổ tử cung trong bài viết này nhé!
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Đây cũng là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi dưới 35. Thống kê cho thấy có tới 1 nửa số trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra ở chị em ở độ tuổi này. Mỗi năm nước ta có trên 5.100 phụ nữ được chuẩn đoán mắc mới và khoảng 2.500 người chết vì bệnh này. Mỗi ngày, ở Việt Nam có 14 ca mắc mới, trong đó có 7 ca tử vong vì căn bệnh này.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, dấu hiệu đầu tiên không phải là đau đớn, hay điều gì bất thường. Mà là… xét nghiệm Pap bất thường. Bởi triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu.
Xét nghiệm Pap hay còn gọi là xét nghiệm Pap smear hoặc phết tế bào cổ tử cung. Đây là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để phát hiện và tìm kiếm sớm những thay đổi trong các tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Đỗ Tuyết Mai – Khoa Ung bướu, bệnh viện Thu Cúc cho biết: Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thực sự không gây ra triệu chứng nào. Trong khi đó, việc tìm ra ung thư ở giai đoạn sớm rất quan trọng, bởi cơ hội sống ở giai đoạn này lên tới 94%, trong khi ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp, rất dễ gây tử vong. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả, các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap và HPV định kỳ. Nếu xét nghiệm Pap phát hiện ra các tế bào bất thường, hoặc tiền ung thư, người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bác sĩ Mai cũng cảnh báo, khi có triệu chứng rõ ràng, có thể ung thư đã phát triển lớn và lan rộng. Phương pháp điều trị vẫn có hiệu quả trong giai đoạn này, nhưng nó phức tạp hơn rất nhiều. Việc điều trị có thể bao gồm: đến phẫu thuật, hóa trị, hoặc xạ trị. Phẫu thuật cũng cần cắt bỏ rộng hơn, có thể liên quan tới cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận, khiến chị em phụ nữ không thể có con sau này.
Xem thêm: Xét Nghiệm Sớm Ung Thư Đại Trực Tràng
2. 5 triệu chứng khó nhận biết của ung thư cổ tử cung
Dưới đây là một số triệu chứng khó nhận biết của ung thư cổ tử cung, mà các chị em thường chủ quan không nghĩ tới ung thư:
![5 dấu hiệu khó nhận biết của ung thư cổ tử cung](https://novamedjsc.com/wp-content/uploads/2022/08/5-dau-hieu-kho-nhan-viet-cua-ung-thu-co-tu-cung.jpg)
2.1. Chảy máu âm đạo bất thường
Bác sĩ Mai cho biết, chảy máu bất thường ở âm đạo là triệu chứng liên quan đến ung thư này nhiều nhất. Chảy máu âm đạo bất thường có thể là chảy máu sau khi giao hợp, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau mãn kinh; hoặc chảy máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh kéo dài hơn bình thường cũng là dấu hiệu tiềm tàng cần được chú ý.
2.2. Đau vùng xương chậu
Cùng với xuất huyết bất thường, các bác sĩ ung bướu cho biết đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất. Cơn đau này có thể do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Chị em cần đặc biệt chú ý nếu bị đau xương chậu mà không liên quan đến kỳ kinh. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo.
2.3. Dịch âm đạo lạ
Tiết dịch âm đạo cũng là điều bình thường ở phụ nữ, tuy nhiên nếu dịch âm đạo lạ chẳng hạn như có màu khác thường như xám đục, có mùi hôi, thối, tiết dịch nhiều hơn bình thường… thì cũng cần chú ý và đi khám. Những dấu hiệu này có thể không phải do ung thư gây ra, nhưng cũng liên quan đến các bệnh phụ khoa khác.
2.4. Mệt mỏi
Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp ở hầu hết các bệnh ung thư và ung thư cổ tử cung cũng không ngoại lệ, nhất là ung thư ở giai đoạn tiến triển.
2.5. Thay đổi thói quen đi tiểu
Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp cũng là một triệu chứng khó nhận biết cần chú ý. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này kéo dài và ngày càng tồi tệ hơn thì nhất định phải đi khám bác sĩ ngay.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng dễ dàng phòng ngừa và phát hiện sớm thông qua các chương trình sàng lọc. Các bác sĩ khuyến cáo, những chị em đã quan hệ tình dục, từ 21 tuổi trở đi cần làm xét nghiệm Pap định kỳ. Từ 30 tuổi, nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV, nhằm phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus HPV và sự thay đổi của tế bào cổ tử cung. Nhờ đó có thể phòng ngừa hoặc phát hiện sớm căn bệnh này giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả hơn. Ngoài ra chi phí sàng lọc cũng tương đối thấp, trong khi đó có thể bảo vệ chị em khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Liên hệ chúng tôi
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình giám định đảm bảo chặt chẽ chất lượng cho kết quả chính xác, phòng xét nghiệm NovaMed đảm bảo sẽ đem tới cho quý Khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và chính xác nhất.
Để được tư vấn hoặc đặt lịch, vui lòng gọi hotline: 0815.88.11.55 hoặc liên hệ tới Fanpage: Y Học NovaMed
Hoặc liên hệ địa chỉ: Tầng 2 số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội
![](chrome-extension://bpggmmljdiliancllaapiggllnkbjocb/logo/48.png)